Đổi mới công tác chỉ đạo GV trong việc Dạy – học môn Tiếng Việt Lớp 1- Công nghệ giáo dục

 

Đổi mới  công tác chỉ đạo GV trong việc  Dạy – học môn Tiếng Việt Lớp 1- Công nghệ giáo dục .

 

  1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến :
  2. Tầm quan trọng của đổi mới công tác  chỉ đạo giáo viên trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – CNGD :

– Nhằm thực hiện tốt   5 nhiệm vụ trọng tâm của nghành  giáo dục và đào tạo  , trong đó có nhiệm vụ tiên quyết là  : “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ”  Nghị quyết số 29 – NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI  . Cốt lõi của việc đổi mới đó chính là  :  Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ , đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục , đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học .

– Để thực hiện tốt mô hình Trường học mới Việt Nam ( VNEN ) thì dạy Tiếng việt lớp 1-  CNGD là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược nhằm quản lý tốt chất lượng đầu vào  môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học .

  1. Mục tiêu của việc dạy học môn Tiếng việt Cn .

     Dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học phải đảm bảo mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đặc biệt chú ý đến mục tiêu riêng của môn Tiếng Việt Công nghệ đó là : giúp học sinh , nắm chắc luật chính tả và hệ thống cấu trúc ngữ âm của Tiếng Vệt

3 . Năm học   2012 – 2013 tỉnh Nam Định được  Bộ Giáo dục chọn  triển khai thí điểm chương trình Tiếng việt lớp 1 – CNGD , trong đó có trường tiểu học Nam Hồng , huyện Nam Trực .

 

  1. Trải qua 2 năm nhà trường thực hiện dạy học Theo mô hình trường học mới Việt Nam ( viết tắt là VNEN)  có 10 yếu tố cơ bản đó là :
    • Đổi mới về phương pháp dạy .
    • Đổi mới về phương pháp học.
    • Đổi mới về tổ chức lớp học.
    • Đổi mới về đánh giá học sinh .
    • Đổi mới về sinh hoạt chuyên môn.
    • Đổi mới về việc tham gia của cha mẹ, cộng đồng trong quá trình giáo dục .
    • Đổi mới về các hoạt động quản lý nhà trường .
    • Dạy môn Khoa học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột ”..
    • Dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới .
    • Dạy Tiếng Việt lớp 1 – CNGD .
  1. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tính ưu việt tới mọi người về dạy môn Tiếng Việt lớp 1 – CNGD . Từ đó mọi người sẵn sàng đón nhận nó , nhất là đối với cán bộ quản lý trong nhà trường , bản thân tôi có kinh nghiệm về “ Chỉ đạo giáo viên dạy – học môn Tiếng việt lớp 1 – CNGD ” xin chia sẻ  .
  2. Các giải pháp  “ Đổi mới chỉ đạo Giáo viên dạy – học môn TVL1 – CNGD “
  1. Thực trạng của việc dạy TVL1- CNGD ( năm đầu tiên được chọn dạy thí điểm )
    • Chương trình mới hoàn toàn ( nội dung thiết kế 3 tập) từ chỗ dạy học sinh đánh vần
    • Tổ chức và kiểm soát tiết học từ 5 bước cổ truyền đến lên lớp sơ đồ 4 việc
    • Mỗi tiết học có phần mở đầu và 4 việc làm thiết kế thành 1 qui trình cứng và dạy đúng theo sách thiết kế
    • SGK từ 2 tập lên 3 tập
    • TVL1 trước đây dùng cho cả lớp thì nay ở TVCN 1 đã phân hóa rõ nét
      • Trang chẵn : cả 100 % trang dành cho cả lớp
      • Trang lẻ : để phân hóa học sinh: em nào đọc tốt cho đọc hết trang chẵn rồ sang tranh lẻ
      • Cả trang chẵn và trang lẻ đều tạo cơ hội cho mỗi học sinh dùng hết sức ( nhưng không quá sức) để phát triển hết cỡ

 

  • Giáo viên và học sinh đều có cảm giác như đánh vật
  • Khó khăn hơn đối với giáo viên là những thói quen dạy học cũ cứ níu kéo ta lại mà không nỡ dứt tình với nó hơn nữa vì lo chất lượng nên có giáo viên vẫn dạy “ nửa nạc nửa mỡ “
  1. Kết quả
  • Học sinh chưa biết làm theo cái gì Làm theo công nghệ học thế không chắc dẫn đến “ sản phẩm “ làm ra không đồng nhất
  • Chưa có sản phẩm : quá trình làm diễn ra với những việc nào, làm bằng các thao tác nào? Làm theo thứ tự nào ?
  • Giáo viên chưa thực sự tin tưởng vào cách dạy theo 4 việc ( quy trình cứng ) qua 2 công đoạn : Lập mẫu và dùng mẫu.
  1. Giải pháp chỉ đạo của Ban Giám hiệu: một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dạy – học môn TVL1-CNGD
  • Làm tốt công tác tuyên truyền :
    • Đối với đội ngũ GV : làm thay đổi nhận thức về dạy môn Tiếng việt theo CNGD là một trong các nhiệm vụ trọn tâm và tiên quyết của năm học .
    • Cha mẹ HS : tuyên truyền thông qua các kênh như :

Gián tiếp : Qua GV chủ nhiệm , qua phương tiện thông tin , lấy phiếu điều tra cuối mỗi năm học ,…

Trực tiếp : trong các cuộc họp phụ huynh , gặp gỡ chia sẻ , …

  • Tuyên truyền và vận động các cấp lãnh đạo , đoàn thể , …
  • Ban chấp hành cha mẹ HS , chủ tịch hội cha mẹ đến các chi hội của các khối lớp 1 .
  • Đặc biệt là các em Hội đồng Tự Quản cấp trường , các em sẽ là những cánh tay nối dài để tuyên truyền tới cộng đồng dân cư đang sinh sống về việc dạy tiếng việt theo chương trình Công nghệ .
  • Làm tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi :
    • Ngay đầu tháng 2 hàng năm , Gv phối kết hợp với ban chỉ đạo phổ cập tiến hành các việc sau :

Rà soát lại trẻ 6 tuổi xem có cháu nào chưa ra lớp  nhà trẻ , cùng với các cô giáo Mầm non đưa các em ra lớp , tạo cơ hội cho các em được sớm hòa nhập .

  • Sắp xếp và lựa chọn đội ngũ
  • Chỉ đạo giáo viên hiểu kĩ nội dung chương trình môn TVL1-CNGD
    • SGK có 3 tập ( mỗi tập dạy trong 9 tuần )
    • Sách thiết kế : 3 tập dành cho giáo viên
  • Nội dung chương trình
    • Các thao tác tư duy cơ bản đó là phương pháp ngữ âm ghi mô hình, vận dụng mô hình
    • Các tri thức về ngữ âm, luật chính tả của tiếng Việt
  • Chỉ đạo phương pháp thực hiện chương trình và nắm vững mục tiêu dạy Tiếng Việt công nghệ
  • Phương pháp mẫu: từ việc làm mẫu đến sử dụng phương pháp mẫu, làm mẫu đến tổ chức cho học sinh làm theo mẫu đã có
  • Phương pháp làm : là phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa T và H. Trong đó T : tổ chức việc học của H thông qua 4 việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy thông qua những kí hiệu, tín hiệu
  • Để đạt đến mục tiêu dạy học TVCNGD là hiểu đặc điểm TVCNGD, quá trình dạy TVCN, học sinh đọc thông viết thạo, không tái mù, học sinh nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt
  • Giáo viên hiểu được đặc điểm của môn TVL1-CNGD là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm tiếng, âm và vần. Học sinh học cách phát âm tiếng đối với ngữ âm nhỏ nhất đó là âm â. Qua phát âm các em phân được phụ âm
  • Để chiếm lĩnh đối tượng một cách hiệu quả, nội dung tiếng việt chia làm 5 loại bài học, mỗi bài học là một kinh nghiệm được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Đó là:

               Bài 1: Tiếng

               Bài 2: Âm

               Bài 3: Vần ( có 4 kiểu vần)

                      +  Vần chỉ có

                      +  Vần chỉ có

                      +  Vần chỉ có

                      +  Vần chỉ có

  • Quy trình tổ chức bài học ( theo 4 việc như sách thiết kế ) nhưng tôi đã phân làm 3 loại:
  • Loại 1: dạy tiết lập mẫu.

Quy trình dạy 1 tiết lập mẫu là:

                           Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm

  • Giới thiệu vật liệu mẫu
  • Phân tích ngữ âm
  • Vẽ mô hình

                          Việc 2: Viết

  • Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường
  • Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường
  • Viết tiếng có âm ( vần ) vừa đọc
  • Viết vở Tiếng Việt

                          Việc 3: Đọc

  • Đọc trên bảng
  • Đọc trong SGK

                          Việc 4: Viết chính tả

  • Viết bảng
  • Viết vở chính tả
  • Loại 2: Tiết dùng mẫu

Tương tự như loại 1 ( chú ý việc 2)

  • Loại 3

  Việc 1: Ngữ âm

  • Đưa ra một số
  • Vận dụng mổ số bài tập ngữ âm và
  • Kết thúc ngữ âm theo hệ thống đã sắp xếp

                          Việc 2: Đọc

  • Bước 1: chuẩn bị ( 3 cấp độ đọc nhỏ, thầm, to)
  • Bước 2: đọc bài : đọc mẫu – đọc nối tiếp – đọc đồng thanh – đọc hiểu ( đơn giản )

                          Việc 3: viết

                          Việc 4: viết chính tả

  • Âm
  • Nghe viết
  • Chỉ đạo dạy theo chuẩn kiến thức – kĩ năng
  • Chú trọng